Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

Chế độ ăn cho bệnh nhân thần kinh suy nhược

Nếu bạn cảm thấy mình có những biểu hiện như hay lo lắng, hay chán nản mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ,... thì chính là dấu hiệu thần kinh não bộ đang suy nhược “đòi” tẩm bổ rồi đấy. Để vực dậy sức khỏe của mình, bạn cần cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng như carbonhydrate, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất; đặc biệt lưu ý tới những thực phẩm tốt cho hoạt động thần kinh ở não bộ.

Biểu hiện của thần kinh suy nhược thường thấy

Người suy nhược thần kinh thường có các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, stress, rối loạn lo âu, trầm cảm, giảm trí nhớ... gây ảnh hưởng rất lớn đến học tập, công việc, sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Việc có một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ đóng vai trò quan trọng giúp hệ thần kinh hoạt động bình thường trở lại, giúp người bệnh sớm hồi phục sức khỏe.

Thực phẩm tốt cho bệnh nhân thần kinh suy nhược

  • Bí đỏ: Hãy chọn cho mình những thực phẩm chống ôxy hóa ngăn các tác hại của gốc tự do, bảo vệ bộ não bạn khỏi những tổn thương, giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường dẫn truyền thần kinh. Các chất chống ôxy hóa này có nhiều trong rau xanh, hoa quả tươi, các vitamin A, vitamin C, vitamin E...  Đặc biệt, bí đỏ chứa rất nhiều chất cần thiết cho hoạt động dẫn truyền thần kinh như acid glutamic và tryptophan. Cứ khoảng 100g bí đỏ chứa khoảng 233mg acid glutamic. Acid glutamic có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của cơ thể, là chất xúc tác các phản ứng chuyển hóa của tế bào thần kinh và não bộ. Giúp tăng đào thải amoniac, tăng khả năng ghi nhớ của bộ não. Tryptophan có trong thịt bí đỏ là chất giúp tổng hợp lên seretonin - chất có trong não bộ có tác dụng gây hưng phấn. Vì vậy ăn bí đỏ có thể làm giảm lo âu, trầm uất ở những người suy nhược thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, dùng bổ não cho trẻ em chậm phát triển về trí não...
  • Các loại đậu, hải sản (sò huyết, hàu, cá mòi), gạo nâu, yến mạch chứa nhiều magie và selen, chúng là các coenzym quan trọng trong việc chuyển hóa glucid và lipid thành năng lượng cho hoạt động của các tế bào thần kinh, giúp giảm mệt mỏi, suy nhược thần kinh.
  • Chocolate: Ăn chocolate sẽ tạo ra cảm giác dễ chịu do tạo thành hoạt chất tryptophan, có tác dụng chống mệt mỏi, tăng sự hưng phấn. Các flavonol trong chocolate có tác dụng chống ôxy hóa rất mạnh, giúp ngăn chặn tổn thương của tế bào, tăng lưu lượng máu lên não. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong chocolate có chứa magie - một nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong phòng chống những tác động của stress. Ngoài ra, ăn chocolate còn giúp giải phóng endophine, hoạt chất giúp tâm lý thoải mái, kiềm chế các phản ứng nhạy cảm của cơ thể, giảm các nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường,...
  • Vitamin: Các vitamin nhóm B (B1, B2, B6,...) rất quan trọng cho hoạt động của hệ thần kinh. Các vitamin là thành phần cơ bản cấu tạo nên các coenzym quan trọng là NAD+ và NADP+, tạo năng lượng cung cấp cho tế bào thần kinh hoạt động. Ngoài ra, vitamin B1 còn có tác dụng làm tăng cảm giác thèm ăn, tăng khả năng sáng tạo, giảm mệt mỏi,...
  • Sữa: Sữa chứa rất nhiều các vitamin, acid amin và khoáng chất cần thiết cho hoạt động của não bộ. Trong sữa cũng có chứa tryptophan, tăng tạo ra serotonin, giúp tăng hưng phấn, duy trì trạng thái vui vẻ, thoải mái, kiểm soát tốt cảm xúc. Bên cạnh đó, sữa cũng chứa nhiều thàn phần chống ôxy hóa, giúp phá hủy các gốc tự do,...
  • Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc như gạo lứt, bột yến mạch, lúa mì,... có chứa hàm lượng folat cao, giúp tăng lượng máu lên não. Chúng cũng chứa nhiều vitamin nhóm B, như các vitamin B1, vitamin B6,... đặc biệt tốt cho việc cải thiện trí nhớ.
  • Các axit béo omega 3: Nhiều nghiên cứu chỉ ra sự thiếu hụt omega 3, 6 trong khẩu phần ăn có liên quan đến tâm lý mệt mỏi, chán nản trong cuộc sống. Bởi vậy, hãy bổ sung cho cơ thể một lượng omega đầy đủ mỗi ngày để tăng cường sự linh hoạt của não bộ bằng cách ăn các loại cá biển (cá thu, cá ngừ, cá hồi,...) hay dầu hạt lanh, dầu vừng, dầu ô liu,...
Trên đây là các thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị thần kinh suy nhược!

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Thiếu máu cục bộ não



1. Định nghĩa thiếu máu cục bộ não

Thiếu máu cục bộ não (nhồi máu não) xảy ra khi một mạch máu não bị tắc, vùng não không được nuôi dưỡng sẽ bị hủy hoại (nhũn não). Vị trí ổ nhồi máu thường trùng hợp với khu vực tưới máu của mạch, do đó tổn thương gây ra một hội chứng khu trú cho phép trên lâm sàng phân biệt tắc mạch thuộc hệ cảng hay hệ sống nền.

2. Nguyên nhân bệnh


  • Huyết khối mạch (thrombsis). 
  • Co thắt mạch máu não (vasocontriction). 
  • Tắc mạch (embolisme), cục tắc từ một mạch máu ở xa não (tim, các mạch lớn ở cổ) bong ra và theo dòng máu lên lão.

3. Cơ chế bệnh sinh

Nguồn gốc bệnh còn chưa thật rõ ràng. Bệnh có thể gặp cả ở người lớn và trẻ em khỏe mạnh hoặc có bệnh tim mạch. Thường có biểu hiện tăng đông máu thứ phát sau các bệnh hệ thống, ung thư biểu mô, sản giật…Trong các nguyên nhân trên, xơ cứng động mạch và bệnh tim mạch là phổ biến.

4. Triệu cứng thiếu máu cục bộ não

4.1. Lâm sàng

Thiếu máu cục bộ não có đặc điểm lâm sàng chung là :Nhanh chóng tiến tới tối đa các biểu hiện về thần kinh và sau đó giảm đi (thường tuần thứ hai). Dựa vào các triệu chứng thần kinh có thể suy đoán được thiếu máu hệ động mạch cảnh hay sống nền.
- Thiếu máu hệ cảnh: Có hội chứng thị tháp, mù một bên, liệt nửa người bên đối xứng.
- Thiếu máu hệ sống nền: Đặc trưng là dấu hiệu ù tai và tổn thương tiểu não và thân não, tổn thương xảy ra một bên, liệt nửa người và rối loạn cảm giác bên đối diện. Thiếu máu não động mạch sống nền thường tiên lượng nặng. Biểu hiện lâm sàng tùy thuộc động mạch bị tổn thương.

4.2. Cận lâm sàng


  • Chụp x quang phổi. 
  • Chụp cắt lớp điện toán: cộng hưởng từ hạt nhân, 
  • Siêu âm Doppler vùng cổ. 
  • Điện tim. 
  • Xét nghiệm sinh học (công thức máu, đường huyết, prothrombin).

5. Chẩn đoán.

Dựa vào dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng ở trên,
Thiếu máu cục bộ não

6. Điều trị thiếu máu cục bộ não

Các biện pháp thông thường.
+ Coi trọng vấn đề điều trị tăng huyết áp.
+ Coi trọng tâm thu trên 230, huyết áp tân trường trên 140 điều trị hạ huyết áp bằng đường tĩnh mạch.
Huyết áp tâm thu từ 180-230 huyết áp tâm trương 105-120, điều trị hạ huyết áp bằng đường uống.
Huyết áp tâm thu dưới 180, huyết áp tâm trương dưới 105, không cần điều trị
+ Điều chỉnh các rối loạn chuyển hóa.
Tránh tăng cường huyết, hạn chế nước và cung cấp nhiều năng lượng.
+ Phòng tránh các bệnh về phổi.
+ Duy trì lượng tim: Điều trị rối loạn thần kinh tim, nhồi máu cơ tim.
+ Đề phòng huyết khối tĩnh mạch.
+ Chống phù não.
Manitol 0,25g/kg trong 30 phút/4-6 giờ.
+ Phẫu thuật mở hộp sọ giải phóng chèn ép.
+ Phòng các biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu, chống loét, chống biến chứng biến dạng tư thế.
+ Điều trị thuốc
- Tái lập tuần hoàn não (việc điều trị phải sớm trước 3 giờ vì có nguy cơ chảy máu), dùng Strptokinase đường tĩnh mạch.
- Thuốc chống đông: theo dõi tiểu cầu, thận trọng với các nhồi máu rộng, nhồi máu chảy máu, tăng huyết áp giao động.
- Thuốc chống dính kết tiểu cầu: Aspirin, Ticlopidin.
- Thuốc bảo vệ thần kinh: Crebrolysin được nhiều tác giả ủng hộ, giai đoạn cấp 30ml tiêm tĩnh mạch togn 2-4 tuần. Giai đoạn phục hồi 10ml mỗi ngày.

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Suy nhược thần kinh là gì?

Từ suy nhược thần kinh là một thuật ngữ có còn được sử dụng trong tâm thần học tại Hoa Kỳ và Úc. Nó vẫn còn được sử dụng ở Vương quốc Anh. Trong trường hợp nó được sử dụng, nó bao gồm một phổ rộng các triệu chứng bao gồm cảm giác đau đớn hay tê ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, mệt mỏi mãn tính, suy nhược, lo âu, và ngất xỉu. Kết quả nghiên cứu khác liên quan đến thuật ngữ này có thể bao gồm nhịp tim đập nhanh dữ dội có thể là bất thường (đánh trống ngực, nhịp tim nhanh); lạnh, bàn tay và bàn chân dẻo; thở nhanh bất thường (thở hồng hộc); chóng mặt hoặc muốn ngất; thở dài định kỳ; và / hoặc đổ mồ hôi mà không có lý do rõ ràng.
Suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh là gì? 

Suy nhược thần kinh là yếu thần kinh. Căn bệnh này được xác định và có tên trong cuối những năm 1800 khi các bệnh thần kinh và suy nhược thần kinhtrở nên phổ biến ở Bắc Mỹ và châu Âu. các 'đại dịch' của suy nhược thần kinh với tốc độ và sự phân mảnh của cuộc sống công nghiệp hiện đại đặc biệt là ở Mỹ. Các hoạt động tinh thần của phụ nữ, và sự xói mòn của niềm tin tôn giáo.

Chẩn đoán suy nhược thần kinh:

Việc chẩn đoán suy nhược thần kinh dựa trên nghiên cứu tiên tiến vào việc vô hiệu hóa các bệnh thần kinh như loạn dưỡng cơ bắp và bệnh đa xơ cứng. Chẩn đoán của bác sĩ thường xuyên phản ánh lớp kinh tế xã hội của bệnh nhân. Các bác sĩ thường chẩn đoán những người tầng lớp lao động là kích động hoặc là điên. Một số nhà sử học nữ quyền luận trong những năm 1980 cho rằng việc chẩn đoán suy nhược thần kinh đã được áp dụng thường xuyên hơn những người đàn ông hơn phụ nữ. Việc chẩn đoán suy nhược thần kinh rơi ra sử dụng vào đầu năm 1900. Triệu chứng của nó trở nên phân loại theo thể loại rộng lớn hơn của chứng loạn thần kinh . Việc chẩn đoán suy nhược thần kinh xuất hiện vào năm 1869 và nhanh chóng trở thành thời thượng và rất phổ biến. Nó đã biến mất gần như hoàn toàn, sản xuất các cuộc tranh luận đang diễn ra về những gì đã xảy ra với bệnh tật, đã không cho đến nay đã được thông báo bởi các dữ liệu thực nghiệm. Suy nhược thần kinh chiếm 6-11% tổng lưu lượng nước từ cuối năm 1890 đến năm 1930, khi nó hầu như biến mất. Nam giới chiếm 33-50% các trường hợp.
Kết luận:
Suy nhược thần kinh ảnh hưởng đến cả tầng lớp thượng lưu và làm việc và cả nam giới và phụ nữ. Thần kinh học, tâm thần học không, tiếp tục nhìn thấy sự rối loạn trong thế kỷ 20. Suy nhược thần kinh đã không biến mất, nhưng được phân loại vào chẩn đoán tâm lý.